Giải tin học | CÁCH GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIN HỌC CẤP TỈNH THPT, PHÚ YÊN 2020-2021

4

Giải tin học đang là từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm. Vậy nên hôm nay Điểm Tốt sẽ giới thiệu đến các bạn chủ đề Giải tin học | CÁCH GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIN HỌC CẤP TỈNH THPT, PHÚ YÊN 2020-2021 thông qua clip và bài viết dưới đây:



Mua khóa học này trên Unica: Mua Ngay

Mua khóa học này trên Kyna: Mua Ngay

#BAI_TOAN_TIN_NXH #Đề_Học_Sinh_Giỏi_Tin_Học_Phú_Yên
NẾU THẤY HỮU ICH CHO MÌNH XIN 1 SUB… CẢM ƠN RẤT NHIỀU
CÁCH GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIN HỌC CẤP TỈNH THPT, PHÚ YÊN 2020-2021 | Nguyễn Xuân Hồng IT
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI PHÚ YÊN 2020-2021
Bài 1: (5,00 điểm) Cụm
Một cụm trong một biểu thức toán học là đoạn nằm giữa hai dấu đóng và mở ngoặc đơn ().
Yêu cầu: Với biểu thức toán học cho trước hãy tách các cụm của biểu thức đó.
Dữ liệu: Từ file văn bản BAI1.INP chứa một dòng kiểu xâu kí tự (string) là biểu thức cần xử lí.
Kết quả: Ghi ra file văn bản BAI1.OUT theo yêu cầu sau:
Dòng đầu ghi một số nguyên d, là số lượng cụm có trong biểu thức đã cho;
Tiếp đến là d dòng, mỗi dòng ghi một cụm được tách từ biểu thức;
Trường hợp biểu thức đã cho bị lỗi cú pháp ghi số -1.
BAI1.INP
x(a+1)((b-2)/(c+3))
BAI1.OUT
4
(a+1)
(b-2)
(c+3)

Bài 2: (5,00 điểm) Hai bên sông
Dọc theo hai bờ sông, mỗi bờ có n ngôi làng. Làng i ở bên trái và làng j ở bên phải nếu có một đường thủy sang nhau thì thiết lập A[i, j] = 1.
Yêu cầu: Hãy lập các đường thủy trên dòng sông này thỏa mãn các điều kiện:
1. Các đường thủy không cắt nhau;
2. Không có hai đường thủy nào cùng xuất phát tại một làng hoặc cùng tới một làng;
3. Số đường thủy là nhiều nhất.
Dữ liệu: Từ file văn bản BAI2.INP có cấu trúc như sau:
Dòng đầu chứa số n (1≤n≤100);
Các dòng sau, mỗi dòng gồm hai số i, j (1≤i, j≤n) thể hiện thiết lập một đường thủy giữa làng i bên bờ trái và làng j bên bờ phải.
Kết quả: Ghi ra file văn bản BAI2.OUT có cấu trúc như sau:
Dòng đầu tiên ghi số nguyên k là số lượng đường thủy được thiết lập theo yêu cầu của bài toán;
k dòng sau, mỗi dòng ghi hai số i, j thể hiện một đường thủy giữa làng i bên bờ trái và làng j bên bờ phải.
Ví dụ:
BAI2.INP
5
3 4
4 2
4 4
5 1
5 2
5 3
3 2
5 5
1 3
2 1
BAI2.OUT
4
2 1
3 2
4 4
5 5

Bài 3: (5,00 điểm) Rải nhựa đường
B là một xã miền núi thuộc một huyện A, ở xã gồm có n địa điểm dân cư đang sinh sống, các địa điểm được đánh số từ 1 đến n. Người ta đã chọn ra một địa điểm X để xây dựng trường học. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học, người ta tiến hành rải nhựa một số tuyến đường sao cho đảm bảo các học sinh đều đi đến trường trên đường nhựa và tổng chiều dài các quãng đường được rải nhựa là nhỏ nhất.
Yêu cầu: Hãy tính ra m là tổng độ dài các quãng đường cần phải rải nhựa.
Dữ liệu: Từ file văn bản BAI3.INP có cấu trúc như sau:
Dòng đầu chứa hai số n và X (2≤n≤100, 1≤Xn);
Các dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa ba số a, b, c cho biết từ điểm a đến điểm b có chiều dài là c (1≤c≤32000). Dữ liệu đảm bảo luôn có đường đi từ các điểm khác về điểm X đã chọn.
Kết quả: Ghi ra file văn bản BAI3.OUT gồm một số nguyên m.
Ví dụ: BAI3.INP BAI3.OUT
4 2 29
2 1 15
2 3 8
2 4 20
3 4 6

Bài 4: (5,00 điểm) Đặt bưu cục
Một công ty bưu chính khảo sát tại một khu vực nọ có n ngôi làng (các ngôi làng được đánh số từ 1 đến n) với m tuyến đường nối giữa các ngôi làng, một tuyến đường nối hai ngôi làng u và v có chiều dài c_uv. Một ngôi làng u đi đến ngôi làng v có thể đi qua các ngôi làng trung gian.
Sau khi trung tâm thu thập số liệu toàn bộ m tuyến đường nói trên và trình lên ban Giám đốc, vì chưa biết ngôi làng nào sử dụng dịch vụ bưu chính nhiều nhất nên ban Giám đốc quyết định chọn phương án xây dựng bưu cục tại một ngôi làng sao cho ngôi làng xa bưu cục nhất càng gần càng tốt.
Yêu cầu: Hãy giúp ban Giám đốc hoàn thành bài toán trên.
Dữ liệu: Từ file văn bản BAI4.INP có cấu trúc như sau:
Dòng đầu tiên chứa hai số n, m (1≤n≤200, 0≤m≤19900)
Dòng thứ i trong m dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa ba số nguyên dương u, v, c_uv 〖(1≤u, v≤n;1≤c〗_uv≤〖10〗^3) trong đó c_uv là chiều dài của tuyến đường nối hai ngôi làng u và v.
Kết quả: Ghi vào file văn bản BAI4.OUT có cấu trúc như sau:
Nếu không tồn tại một cách đặt bưu cục thì ghi dòng chữ NOT FOUND.
Nếu tồn tại cách đặt bưu cục thì ghi ra như sau:
– Dòng đầu tiên ghi ngôi làng chọn đặt bưu cục;
– Dòng thứ hai ghi ngôi làng xa nhất tương ứng và tổng chiều dài tuyến đường từ ngôi làng này đến bưu cục, hai số cách nhau một dấu cách;
– Dòng thứ ba ghi hành trình để đi từ bưu cục đến ngôi làng xa nhất tương ứng với nó. Từ ngôi làng u đến ngôi làng v ta ghi: u →v
BAI4.INP
6 8
1 2 1
1 6 20
2 3 2
3 6 3
5 4 5
4 3 20
1 4 7
5 6 4
BAI4.OUT
2
5 9
2 → 3 → 6 → 5

Tag: Giải tin học, Nguyễn Xuân Hồng IT, nguyễn xuân hồng, xuân hồng it, xuan hong it, nguyen xuan hong it, đáp án đề thi học sinh giỏi tin học phú yên 2020-2021, đề thi hsg phú yên 2020-2021

Cảm ơn các bạn đã theo dõi nội dung Giải tin học | CÁCH GIẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TIN HỌC CẤP TỈNH THPT, PHÚ YÊN 2020-2021. Điểm Tốt hy vọng đã giúp được bạn giải đáp được vấn đề, mọi thắc mắc hay comment xuống phía dưới.

Xem thêm: https://thuthuathay.net/category/khoa-hoc

4 Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *